NHẤT ĐỊNH PHẢI TIẾT KIỆM
- Đời đúng là không có bao nhiêu, nhưng tài khoản không còn dư nổi đồng tiết kiệm nào thì bao nhiêu tự tin khi ra đường xin phép để ở nhà.
- Sẽ rất khó để hình thành thói quen tiết kiệm nhưng không phải vì khó mà không làm.
- Khoản tiết kiệm chính là khoản dự phòng cho tương lai, dự phòng cho những chuyện mà chính bạn cũng không kiểm soát được.
- Về cơ bản khoản tiết kiệm được rạch ròi ngay từ khi bạn nhận được lương, có nghĩa là phải tách được khoản tiết kiệm rồi mới chi tiêu chỗ còn lại chứ không phải chi tiêu còn bao nhiêu rồi mới tiết kiệm => Tiết kiệm trước, chi tiêu sau!
- Đừng quá quan trọng tiết kiệm được nhiều hay ít, vì tích tiểu khắc thành đại.
- Đối với những người đơn giản, đây sẽ là những phương pháp giúp bạn phân tách các khoản tài chính.
- Phương pháp 6 cái lọ: 55% cho chi tiêu cần thiết, 10% tiết kiệm dài hạn, 10% cho giáo dục, 10% hưởng thụ, 10% tự do tài chính, 5% cho từ thiện.
- Hoặc đơn giản hơn, dễ phân chia hơn, phương pháp 50/20/30 sẽ thích hợp cụ thể với 50% với chi phí thiết yếu, 30% cho chi tiêu cá nhân, 20% cho mục tiêu tài chính.
- Đồ vật và mọi chi tiêu về cơ bản chia làm 2 loại: thứ bạn cần và thứ bạn muốn. Trước khi ra quyết định mua một món đồ gì hãy cân nhắc kỹ thứ mà bạn mua là bạn cần hay muốn.
- Quần áo không cần nhiều, đủ là được. Hãy đảm bảo rằng những món quần áo mà bạn mua sẽ phát huy được tối đa tác dụng của nó khi bạn sử dụng. Ví dụ mua một chiếc váy dạ hội 10tr nhưng mặc được đúng 1 lần và chưa có cơ hội mặc lại là thực sự lãng phí!
- Hãy quy giá trị mọi thứ bạn mua ra bằng số giờ bạn phải lao động. Tin chắc là bạn sẽ cẩn thận và tính toán hơn rất nhiều trước mọi quyết định xuống tiền.
- Tiết kiệm được tiền nhưng chỉ để tiền không thì tiền chết. Cân nhắc các khoản đầu tư với lãi suất ổn định ít biến động và minh bạch về nguồn tiền.
- Trước khi bắt tay vào đầu tư bất kỳ một khoản này cần rạch ròi và nắm thật rõ thông tin về nguồn tiền bạn xuống sẽ đi đến đâu và cách sinh lời để tránh các rủi ro mà bạn không thể nắm được.
Cre: DDuc_Songtichcuc