GIỜ TÔI ĐÃ BIẾT NGƯỜI NGHÈO “ĐÂM ĐẦU” VÀO NHỮNG ĐÂU

GIỜ TÔI ĐÃ BIẾT NGƯỜI NGHÈO “ĐÂM ĐẦU” VÀO NHỮNG ĐÂU
————————


“Nếu có một ngày, tôi hiện thực được độc lập về tài chính, tôi sẽ…”
Thế nào là độc lập tài chính? Độc lập tài chính là tình trạng có đủ thu nhập để trả chi phí sinh hoạt cho phần còn lại của cuộc đời mà không phải làm việc hoặc phụ thuộc vào người khác.

Tôi nghĩ, chúng ta ai cũng từng nghĩ xem mình sẽ làm gì nếu một ngày nào đó được độc lập về tài chính.

Diễn tiến của thời đại, có một hiện tượng mà trước đây chưa từng xảy ra.
Rất nhiều người trẻ, đặc biệt là thế hệ 9X, thậm chí 10X, lại có thể trong vài năm ngắn ngủi hiện thực được độc lập về tài chính.

Độc lập về tài chính là điều mà rất nhiều người mơ ước cả đời, nhưng tại sao có nhiều người trẻ chỉ dùng vài năm ngắn ngủi là đã có thể hiện thực được nó?

Còn một hiện tượng mà tôi tin là cũng khá ít người có thể chấp nhận được.

Bằng tuổi nhau, trước đây năng lực chỉ bằng chúng ta, gia cảnh cũng bình thường, còn không chăm chỉ bằng mình, không chịu khổ nhiều bằng mình, nhưng bỗng dưng một ngày phát hiện ra, cậu ta mua đồ hàng hiệu như đi chợ.

Vì sao?
Nguyên nhân là bởi họ có tư duy về độc lập tài chính một cách đúng đắn, đồng thời có những hành động thiết thực, còn phần lớn chúng ta lại không có.

Ở một ý nghĩa nào đó, độc lập về tài chính chính là sự độc lập về thời gian, còn những người thành công, họ vô cùng xem trọng thời gian.
Thời gian của tất cả chúng ta là như nhau, cũng đều là duy nhất, và cũng là nguồn tài nguyên khan hiếm, không thể tái tạo lại.

Nhưng phần lớn chúng ta, những người nghèo lại dùng thời gian khan hiếm đó để đổi lại mức lương ít ỏi tới đáng thương.

Khi chúng ta hiểu rõ được định nghĩa về độc lập tài chính, biết được tầm quan trọng của thời gian, chúng ta có thể phân tích nó một cách cụ thể xem thời gian đóng vai trò gì trên con đường dẫn đến tự do giàu có.

1. Quá trình trao đổi giá trị
Nếu tôi hỏi bạn, trong công việc bạn sợ ai nhất?
Có thể bạn sẽ nói, còn phải hỏi, tất nhiên là lãnh đạo, không có sếp ai nuôi tôi.

Sợ ông chủ là suy nghĩ của phần lớn nhân viên, đây cũng là điều bình thường.

Nhưng có một bộ phận không hề sợ ông chủ, họ dám tranh luận vấn đề với lãnh đạo, dám đưa ra ý kiến đề xuất, dám biểu đạt suy nghĩ của bản thân.
Vì sao họ có thể?

Bởi đối với họ, ông chủ không phải là người “bố thí” tiền lương cho họ, mà là họ dùng năng lực và thời gian của mình để đổi lấy tiền lương, họ và ông chủ là bình đẳng với nhau, giống như việc hiện đại hóa hình thức “trao đổi tương đương” thời cổ đại vậy, giữa ông chủ và nhân viên là quan hệ hợp tác, và mục tiêu cuối cùng là đôi bên đều có lợi.

Bạn đã bao giờ nghĩ xem bản chất của công việc là gì chưa?

Quá trình làm việc, thực ra là quá trình trao đổi giá trị, chúng ta bán thời gian và năng lực của mình, và đổi lại được lợi ích thông qua nên tảng là công ty.

Vì vậy, những người biết rằng giá trị mà năng lực của họ đem lại cho công ty còn nhiều hơn rất nhiều mức lương mà công ty bỏ ra thuê họ, thì đều không sợ lãnh đạo, họ ý thức được rằng giữa mình và lãnh đạo là quá trình trao đổi giá trị, là sự tương hỗ.

Công ty thuê chúng ta vì họ cần năng lực của chúng ta, cần thời gian và năng lực của chúng ta tạo ra tiền cho họ, bản thân chúng ta cũng có thể từ đó nhận lại được hồi đáp là tiền lương.

Khi chúng ta bán thời gian để đổi lấy tiền, là khi chúng ta đang ở tầng cảnh giới thấp, tầng cảnh giới này gọi là tầng “người làm thuê”, và nó cũng là vai chính của hầu hết những người đi làm.

Chúng ta lúc này chỉ đang đơn thuần là bán thời gian của mình để đổi lấy tiền lương từ lãnh đạo, hơn nữa, mỗi một đơn vị thời gian lại chỉ có thể bán được một lần.

Lúc này, điều chúng ta quan tâm nhất chính là ông chủ trả chúng ta được bao nhiêu, hoa hồng cho dự án là bao nhiêu, lúc nào thì được tăng lương, thưởng cuối năm bao nhiêu.

Tầng cảnh giới này là nấc thang mà chúng ta bắt buộc phải trải qua, chúng ta vì muốn kiếm nhiều tiền mà sẽ bỏ ra thêm nhiều đơn vị thời gian hơn, chẳng hạn như việc tăng ca, đây là một chuyện tốt.

Nhưng, bạn cũng không thể ở tầng thấp này mãi được, nếu cứ ở đây mãi, lâu dần, bạn sẽ trở nên tê liệt, không thể tự thoát ra và không còn nhu cầu muốn trèo lên những bậc thang cao hơn nữa.

Vì vậy, gửi những ai vẫn còn đang ở tầng cảnh giới này rồi còn suốt ngày ca thán mình mệnh khổ, mãi không thấy giàu lên được, hãy kịp thời bước ra khỏi vùng thoải mái và nhanh chóng tiến tới mục tiêu tiếp theo.

2. Trưởng thành, phát triển là mục tiêu hàng đầu
Điều quan trọng nhất trong công việc của chúng ta là gì?
Đó là sự trưởng thành, sự phát triển.

Vì sao làm việc hơn chục năm trời rồi mà ta vẫn chưa thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình làm?

Đó là bởi những nhân viên tầm thường rất dễ rơi vào trạng thái lặp lại công việc ở trình độ thấp như một cái máy, nói thật hơn một chút là họ lời, không muốn suy nghĩ, họ dùng tư duy của một người làm công đem kinh nghiệm của 1 năm dùng tới 10 năm.

Chúng ta vừa bàn rồi, quá trình làm việc là quá trình trao đổi giá trị, khi chúng ta dùng tư duy làm thuê đi làm việc, vậy thì trình độ lành nghề của chúng ta tất nhiên sẽ tỷ lệ thuận với mức lương mà ông chủ offer cho mình.

Chúng ta lúc này chỉ có thể phát triển một cách bị động, không có tư duy sâu sắc, không muốn đi học hỏi những thứ mới, cũng không muốn rước thêm việc vào thân, nhốt mình trong vòng an toàn bé nhỏ của mình, mỗi tháng kiếm được ngần đó tiền là được rồi.

Một nhóm người khác lại có suy nghĩ hoàn toàn khác, họ sẽ luôn kiểu “không có việc thì kiếm việc để làm”, chủ động đi thử thách những việc và vật mới, trưởng thành và phát triển trong sự thay đổi không ngừng, họ thường rất xông pha làm cả những công việc dù không thuộc phần của họ.

Họ làm vậy là thừa thãi ư?
Không, không hề.

Họ là đang chủ động phát triển, đưa mình ra khỏi vùng thoải mái, không ngừng tiếp thu những kĩ năng mới.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa “kẻ làm công” và “người phát triển” chính là, một người làm công cho ông chủ, còn một người vừa làm công cho ông chủ vừa làm việc cho chính mình.

Vì vậy, cùng một công việc, nhưng những người khác nhau sẽ có những thu nhập khác nhau.

Cùng một đơn vị thời gian, chúng ta có thể bán hai lần:
Một là bán cho ông chủ, từ đó lấy được tiền lương;
Một là bán cho chính mình, rồi từ đó nhận lại được sự phát triển.

Đối với người phát triển mà nói, khi lựa chọn một công việc, thứ họ để ý đầu tiên không phải là lương nhiều hay ít, mà họ quan tâm tới bản thân công việc, xem xem liệu nó có thể đem lại cho mình nhiều tri thức và kĩ năng hơn hay không, tạo ra nhiều hiệu ứng lãi suất trong tương lai hay nhận được lợi ích lớn hơn trong phát triển sau này hay không.

3. Tư thế kiếm tiền đúng đắn nhất là “nằm” mà kiếm
Người ở tầng thấp nhất là kẻ làm công, cùng một đơn vị thời gian, họ chỉ bán nó một lần.

Người ở tầng trung, cùng một đơn vị thời gian, họ sẽ bán hai lần.
Người ở tầng lớp cao hơn, tất nhiên biết cách bán thời gian nhiều lần, người vậy mới là kẻ trí.

Nếu nói, người làm công là làm thuê cho ông chủ, người phát triển nửa làm công cho ông chủ nửa làm công cho mình, vậy thì kẻ trí sẽ hoàn toàn làm công cho chính mình.

Thế nào gọi là cùng một đơn vị thời gian có thể bán được nhiều lần?

Chẳng hạn như, D., một người dẫn cho một chương trình về sách và tri thức của đài truyền hình quốc gia, anh đã lập ra APP “Cùng D đọc sách”, mỗi ngày đều sẽ giảng giải về tinh hoa của một cuốn sách nào đó thông qua video, hiện nay, lượng người theo dõi đã lên tới con số 18 triệu lượt người, và nó vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên.

Một ví dụ nữa là C., lĩnh vực chính của anh là kịch nói, anh có mp3 và video trong rất nhiều nền tảng APP lớn nhỏ khác nhau, mỗi ngày đều có người truy cập vào các app đó để nghe hoặc xem, hơn nữa, hai năm trở lại đây anh còn viết thêm sách, lượng tiêu thụ cũng thuộc mức khá.

Bất kể là giảng giải tri thức của D. hay kịch nói của C., giá trị mà họ sáng tạo ra, đều là 1 lần sáng tạo, lợi ích mãi mãi, chỉ cần sáng tạo xong rồi, thì sau này sẽ không cần phải tốn thời gian cho những việc này nữa, đây chính là một đơn vị thời gian có thể bán được nhiều lần, là lợi ích thuần.

Có thể bạn sẽ nói rằng đó đều là những nhân vật nổi tiếng, có nền tảng sẵn rồi, chúng ta chỉ là người bình thường, làm sao làm được vậy.

Thực ra không phải, mỗi chúng ta, ai cũng đều có thứ gì đó mà mình giỏi.
Chẳng hạn như ở Trung Quốc, có một tài khoản mạng xã hội rất nổi tiếng mang tên “Meidou love kitchen”, người sáng lập là Meidou, cô là một người vô cùng bình thường, khi mới bắt đầu, cô chỉ đơn giản là người thích nấu đồ ăn ngon, một chiếc máy quay, một bếp từ, một chiếc nồi, một vài nguyên liệu nấu ăn, làm ra các món ăn hấp dẫn trước ống kính máy quay, sau này, dần dần được mọi người biết tới, và dần dần trở nên nổi tiếng.

Thực ra, người bình thường như chúng ta cũng có thể thông qua việc mà mình yêu thích để hiện thực hóa cơ hội cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể bán đi nhiều lần.

Tất nhiên quá trình này cần chúng ta tìm ra mục tiêu nhất định, rồi sau đó không ngừng cải tiến, và quan trọng là phải không ngừng kiên trì tới cùng. Mọi thành công đều tới dần dần, nên bạn cũng hãy từ từ!

4. Hãy kiên trì đợi bước ngoặt của thành công
Là một người bình thường giữa hàng ngàn sinh vật bình thường, chúng ta không cần phải trở thành Warren Buffett hay Bill Gates để chứng minh mình giàu có ra sao, người bình thường cũng rất khó đạt tới cảnh giới này.

Người khác trước khi thành công, họ đã tìm ra được cho mình phương pháp đúng đắn để vươn tới thành công, hơn nữa, còn không ngừng nỗ lực đi hiện thực hóa nó. Trên thực tế thì thứ chúng ta nhìn thấy, hứng thú và muốn nhìn thấy chỉ là kết quả thành công của họ, chúng ta không bao giờ có thể thấy được những mơ hồ, lo lắng và thậm chí cả thất bại của họ trên con đường thành công đó.

Cũng giống như chúng ta luôn cố gắng trưng mặt tốt nhất của mình ra cho người khác xem, chúng ta chia sẻ lên trang cá nhân khoảnh khắc hạnh phúc nhất của mình, bức ảnh đã qua chỉnh sửa mà mình thấy đẹp nhất, món ăn đắt tiền mà hôm nay mình ăn hay khu du lịch sang chảnh mà mình vừa mới check in… Nhưng người khác nào đâu thấy được những lúc chúng ta khóc nức nở một mình vì bất lực và mệt mỏi…

Vì vậy, không cần vì sự thành công của người khác mà phá vỡ đi tiến độ và nhịp bước chân của bản thân, con đường của mỗi người đều không dễ gì copy lại, việc chúng ta cần làm là đi hết mình và đi tới cuối con đường của mình.

Đừng sợ thất bại, câu nói này nghe có vẻ nhàm chán vì đã có quá nhiều người nói, nhưng vì sao có nhiều người nhấn nó tới vậy, bởi lẽ, sự thật vẫn luôn là trải qua thất bại rồi đôi khi là cách nhanh nhất để tiến tới thành công.

Michael Jeffrey Jordan, một cầu thủ bóng rổ nhà nghề nổi tiếng thế giới của Hoa Kỳ đã giải nghệ từng nói: “Trong sự nghiệp của mình, tôi đã ném trượt mất 9000 quả, thất bại gần 300 trận, 26 quả thất bại vào phút chót, tôi luôn thất bại hết lần này tới lần khác, nhưng đó cũng chính là nguyên nhân giúp tôi có được thành công.”

Jack Ma từng nói: “Hôm nay rất tàn khốc, ngày mai còn tàn khốc hơn, nhưng ngày kia rất tươi đẹp, chỉ có điều, phần lớn mọi người đều chết trong buổi tối của ngày mai.”

Chúng ta hãy nhẫn nại và kiên trì hơn một chút, làm ơn đừng bỏ cuộc khi chưa có đủ tích lũy hay chưa nhìn thấy bước ngoặt dẫn tới thành công.
Hiện thực độc lập tài chính là con đường rất dài và chậm, chúng ta phải tìm ra con đường phía trước trong tương lai thông qua đấu tranh liên tục, đừng lo lắng, cứ từ từ, rồi chúng ta sẽ thấy được bình minh sau sự kiên trì.

Theo Tri thức trẻ
———————-

Post Comment